Customs to strengthen control on temporary import

Customs Authority has issued a document number 1144/TCHQ-GSQL on 9th Mar, 2012 to give instructions to Customs at entry borders on strengthening the control of temporary import.

 

 

Ngày 09/3/2012, Tổng cục Hải quan đã ban hành văn bản số: 1144/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.

* Về công tác Giám sát hàng hóa tái xuất qua biên giới:

– Đối với thủ tục hải quan truyền thống, Tổng cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện theo đúng quy định tại Điều 26 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 và công văn số 1454/TCHQ-GSQL ngày 05/4/2011 của Tổng cục Hải quan, cụ thể:

Nếu hàng hóa tái xuất qua cửa khẩu đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt thì khi hàng hóa được đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát phải ký tên, đóng dấu công chức và ghi ngày, tháng, năm vào ô 25 tờ khai hàng hóa xuất khẩu (mẫu HQ-2002/XK- Bản lưu người khai hải quan);

Nếu hàng hóa tái xuất qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển tải thì khi hàng hóa đã được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu hoặc được xếp lên phương tiện vận tải tại khu chuyển tải, công chức hải quan giám sát xác nhận “ HÀNG ĐÃ XUẤT KHẨU”, ký tên, đóng dấu công chức và ghi ngày, tháng, năm vào ô 25 tờ khai hàng hóa xuất khẩu (mẫu HQ-2002/XK-Bản lưu người khai hải quan);

Nếu hàng hóa tái xuất gửi kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu thì công chức hải quan giám sát kho ngoại quan xác nhận “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHO NGOẠI QUAN”, ký tên, đóng dấu công chức và ghi ngày, tháng, năm vào ô 27 tờ khai hàng hóa xuất khẩu (mẫu HQ-2002/XK-Bản lưu người khai hải quan)

– Đối với thủ tục hải quan điện tử, thực hiện theo đúng quy định tại Điều 26 Thông tư 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính và Điểm VII, Mục 1, Phần I Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 2396/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Theo đó, ngoài việc xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát” trên hệ thống (xác nhận vào ô 31 tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu – mẫu HQ/2009-TKĐTXK), công chức hải quan còn phải xác nhận trên tờ khai điện tử in (do doanh nghiệp xuất trình) đã được cơ quan Hải quan quyết định xác nhận “thông quan” (xác nhận vào ô 31 tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu- mẫu HQ/2009-TKĐTXK).

* Về quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa:

Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất hết mà chuyển tiêu thụ nội địa thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định về chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và thực hiện nghĩa vụ thuế theo luật định, Chi cục Hải quan cửa khẩu phải có biện pháp theo dõi và thống kê đầy đủ, định kỳ hàng tháng và báo cáo về Cục Hải quan tỉnh, thành phố để theo dõi, tổng hợp.

* Về công tác thanh khoản hàng tạm nhập tái xuất:

Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thanh khoản hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất theo đúng quy định tại Khoản 3, Điều 37, Điều 119 và Khoản 2 Điều 132 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính. Trường hợp đã quá hạn thanh khoản mà doanh nghiệp không thực hiện thanh khoản thì thực hiện các biện pháp cưỡng chế được hướng dẫn cụ thể tại Chương II Thông tư 193/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 97/2007/NĐ-CP./.

 

 

Contact us to schedule your consultation.

A

We are available at offices in central of Hanoi, Ho Chi Minh City and Da Nang that help cover through out Vietnam.

Tel: +84 24 730 86 529
Email: ant@antlawyers.vn